Читать книгу Vietnamesische Sagen und Legenden - Trang-Ðài Vu - Страница 6

Оглавление

Ngày xưa, đã mấy nghìn năm rồi, Kinh Dương Vương, vua nước Xích quỷ, lấy Long Nữ là con gái thần Động Đình Hồ. Hai người sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, hiệu Lạc Long Quân. Lạc Long Quân nòi rồng, thích bơi lội ở dưới nước, lại rất khỏe mạnh. Lạc Long Quân nối nghiệp cha, cai quản đất Lạc-Việt.

Đất nước Lạc-Việt lúc này còn hoang vu, nhiều nơi có ma quỷ hiện ra làm hại dân. Ở vùng biển Đông có con cá lớn, sống đã lâu đời gọi là Ngư-tinh. Ngư-tinh thường há miệng thật lớn nuốt gọn cả một chiếc thuyền đánh cá cùng nhiều người cùng một lúc. Việc này làm cho ngư dân ven biển rất lo sợ.

Được tin này, Lạc Long Quân đứng trên thuyền lớn, tay cầm cây đinh ba nhọn, ra biển tìm cách trừ Ngư-tinh. Gặp con cá quái ác, Lạc Long Quân dùng hết sức mạnh, phóng ngọn đinh-ba vào mồm nó. Ngư-tinh bị đau cố sức vùng vẫy làm nước biển bắn tung tóe. Tiện tay Lạc Long Quân dùng gươm chặt luôn đầu Ngư-tinh để trừ họa cho dân.

Đến miền Long-biên lại gặp con cáo chín đuôi, gọi là Hồtinh. Con cáo này ban đêm thường ở trong hang bò ra đi bắt trẻ con về ăn thịt. Lạc Long Quân liền dùng chỉ ngũ sắc (năm màu) bện lại thành dây thòng-lọng, đem đặt ở cửa hang. Khi Hồ-tinh bò ra liền bị dây xiết chặt vào cổ. Hồ-tinh vùng vẫy cố thoát ra không được, đành chịu chết.

Rời Long-biên lên Phong-châu là miền núi, Lạc Long Quân lại gặp một cây thông rất lớn. Vì đã sống trên một nghìn năm, nên cây thông này đã hóa thành Mộc-tinh. Đêm tối, Mộc-tinh thường biến hình thành người vào các thôn xóm, bắt trâu bò, gà vịt về ăn. Lạc Long Quân dùng rìu thật lớn, tự tay chặt cây. Cây đổ, Mộc-tinh cũng chết theo.

Trừ xong ba loài yêu quái này, Lạc Long Quân lại dạy dân cách cấy lúa nếp. Lúa chín gặt về, được đem xay, giã thành gạo. Gạo được đổ vào ống nứa lẫn với nước lã. Sau lấy lá chuối nút chặt ống nứa lại rồi hơ nướng trên đống lửa. Một lúc sau, đem chẻ ống nứa ra là sẽ có cơm ăn rất ngon. Cơm nếp nấu theo kiểu này gọi là cơm lam.

Thuyền đi đánh cá đều được vẽ hai con mắt lớn ở hai bên mũi. Người đi đánh cá lại được vẽ trên lưng hình một con vật rất hung dữ đang nhe răng, giơ vuốt ra. Lạc Long Quân bảo rằng làm như thế để khi lặn xuống dưới nước, các con vật khác e sợ mà không dám tấn công. Nhờ thế mà dân chúng khắp nơi đã biết làm ruộng và đánh cá để sống.

Lúc bấy giờ vua Đế Lai cùng con gái là Âu Cơ từ phương Bắc xuống chơi thăm phương Nam. Thấy Lạc Long Quân khỏe mạnh lại giỏi bơi lội, Đế Lai liền gả con gái cho chàng. Đôi trai tài, gái sắc làm lễ thành hôn. Dân chúng trong vùng rất vui mừng. Họ nhảy múa, ca hát để chúc mừng cặp vợ chồng trẻ. Cuộc vui chơi kéo dài tới ba ngày ba đêm.

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ được một năm thì có mang. Đến ngày sinh, dân chúng kéo đến nhà Lạc Long Quân làm giúp. Người đun nước, người may áo và may tã lót. Nhưng khi bà đỡ đem ở phòng ra thì chỉ là một bọc lớn chứ không phải là em bé.

Cái bọc ấy cứ lớn dần lớn dần. Bảy ngày sau thì bọc tự nhiên nứt ra thành một trăm trứng. Tiếp theo đó mỗi trứng nở thành một chú bé trai rất xinh đẹp. Lạ nhất là một trăm chú bé trai này đã biết đi ngay và chạy lại bên mẹ.

Âu Cơ và Lạc Long Quân đêm ngày săn sóc cho một đàn một trăm con mà không biết mệt. Dân chúng trong vùng thay nhau đem trái cây và cơm lam đến cho lũ trẻ. Chúng hay ăn, lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc, một trăm chú bé đó lớn bằng cha.

Tuy đã có vợ con nhưng Lạc Long Quân lúc này thường vắng nhà luôn. Chàng hay xuống thủy cung, cung điện ở dưới nước, để thăm mẹ là Long Nữ. Âu Cơ ở nhà mãi cũng buồn. Nàng thường trách chồng là không để ý săn sóc các con.

Lạc Long Quân nói: „Ta thuộc nòi giống rồng, thích ở dưới nước, còn nàng thuộc giống tiên nên thích ở trên cạn. Như vậy không thể ở với nhau lâu được. Bây giờ ta chia nhau, nàng đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển là tốt cả.“

Từ đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, kẻ lên sinh sống ở miền rừng núi, người xuống miền ven biển để làm ăn, thành ra tổ tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn Lang tức là Hùng Vương. Do đó, người Việt đều là con rồng cháu tiên.


Die Legende: Lạc Long Quân & Âu Cơ

Es war einmal, schon vor Tausenden von Jahren, als Kinh Dương Vương, König des Reiches „Xích-quỷ“, Long-nữ, die Tochter der Gottheit Động Đình Hồ heiratete. Die beiden bekamen einen Sohn, dem sie den Namen Sùng Lãm, genannt Lạc Long Quân, gaben. Lạc Long Quân stammte von den Drachenvorfahren ab, er liebte das Leben im Wasser und war kräftig. Lạc Long Quân folgte seinem Vater auf den Thron und regierte Lạc-Việt.

Das Reich Lạc-Việt war zu jener Zeit noch verwildert, an vielen Orten erschienen Ungeheuer, die dem Volk Schaden zufügten. Im östlichen Meer gab es einen riesigen Fisch namens Ngư-tinh, der seit Generationen dort lebte. Oft riss Ngư-tinh sein Maul weit auf und verschlang ein ganzes Boot samt seiner Besatzung mit einem Mal. Diese Tatsache versetzte die Bewohner an den Ufern und die Fischer in Angst und Schrecken.

Als er von diesen Vorkommnissen hörte, fuhr Lạc Long Quân mit einem großen Boot aufs Meer hinaus. Mit einem dreizackigen Speer versuchte er Ngư-tinh zu vernichten. Als er auf das Ungeheuer traf, wandte Lạc Long Quân all seine Kraft auf und warf diesem den Speer in den Schlund. Sich vor Schmerz krümmend versuchte Ngư-tinh, sich zu wehren und spritzte dabei das Wasser in alle Richtungen. Daraufhin zog Lạc Long Quân sein Schwert und schlug Ngư-tinh den Kopf ab, um sein Volk vom Unheil zu befreien.

In Long-biên eintreffend, begegnete Lạc Long Quân einem Fuchs mit neun Schwänzen, genannt Hồ-tinh. Dieser kam oft nachts aus seiner Höhle heraus und verschleppte Kinder, um sie dann in seinem Versteck aufzufressen. Lạc Long Quân benutzte ein fünffarbiges Seil und knüpfte daraus eine Schlinge, die er dem Fuchs vor die Höhle legte. Als dieser herauskroch, legte sich die Schlinge sofort um seinen Hals. Hồ-tinh wehrte sich heftig, aber er konnte nicht entkommen, ergab sich seinem Schicksal und starb.

Nachdem Lạc Long Quân das Bergland Long-biên verlassen hatte, traf er auf eine riesige Tanne. Da diese schon seit über tausenden von Jahren existierte, wurde sie zum Ungeheuer Mộc-tinh. Nachts verwandelte sich Mộc-tinh in einen Menschen und begab sich in die Dörfer, um Ochsen, Kühe, Hühner und Enten zu verschleppen und sie zu fressen. Lạc Long Quân benutzte eine große Axt und fällte eigenhändig den Baum. Als dieser umfiel, starb auch Mộc-tinh mit ihm.

Nachdem Lạc Long Quân die drei Ungeheuer erfolgreich bezwungen hatte, brachte er der Bevölkerung den Reisanbau bei. Die reifen Reispflanzen wurden geerntet, gedroschen und so Reis gewonnen. Dieser wurde mit Wasser in Bambusrohre gefüllt, mit einem Pfropfen aus Bananenblättern verschlossen und über ein Feuer gehalten. Nach einer Weile konnte das Bambusrohr aufgebrochen werden, und man erhielt duftenden, schmackhaften Reis. Diese Art der Reiszubereitung nennt man cơm lam.

Auf den Fischerbooten wurden jeweils zwei große Augen an beiden Seiten des Bugs gemalt. Den Fischern wurde auf dem Rücken ein böse aussehendes Tier mit gefletschten Zähnen und ausgefahrenen Krallen tätowiert. Lạc Long Quân sagte ihnen, dass damit kein Tier unter Wasser sie beim Tauchen angreifen würde. Dank dieser Methoden lernte die Bevölkerung, sich an Land vom Reisanbau und zu Wasser vom Fischfang zu ernähren.

Zu jener Zeit kam der König Đế Lai mit seiner Tochter Âu Cơ aus dem Norden und besuchte den Süden. Als er Lạc Long Quân sah und erkannte, wie kräftig dieser war und wie gut er sich im Wasser bewegen konnte, gab ihm Đế Lai seine Tochter zur Frau. Das Paar, er talentiert und sie schön, feierte Hochzeit. Die Bevölkerung aus der Gegend freute sich sehr darüber. Sie tanzten und sangen, um das junge Paar zu beglückwünschen. Die Feierlichkeiten dauerten drei Tage und drei Nächte lang.

Lạc Long Quân war mit Âu Cơ ein Jahr verheiratet, als sie schwanger wurde. Am Tag der Niederkunft kam das Volk zum Haus von Lạc Long Quân, um zu helfen. Die einen kochten Wasser, die anderen nähten Kleider und Windeln. Aber als die Hebamme aus dem Zimmer herauskam, hielt sie nur einen großen Sack in der Hand, aber keinen Säugling.

Dieser Sack wurde größer und größer. Nach sieben Tagen bekam er plötzlich einen Riss, aus dem hundert Eier herausrollten. Daraufhin schlüpfte aus jedem Ei ein wunderschöner Knabe. Am eigenartigsten war aber, dass die hundert Knaben schon sofort gehen konnten und zu ihrer Mutter liefen.

Âu Cơ und Lạc Long Quân kümmerten sich Tag und Nacht um ihre hundert Kinder und wurden dabei nicht müde. Die Bevölkerung aus der Gegend wechselte sich ab und brachte den Kindern Obst und cơm lam. Die Kinder aßen viel und wuchsen geschwind. Nur kurze Zeit später waren die hundert Knaben bereits so groß wie ihr Vater.

Obwohl er verheiratet war und Kinder hatte, war Lạc Long Quân in jener Zeit oft nicht zu Hause. Er tauchte häufig hinab zum Palast auf dem Grund des Meeres, um seine Mutter Long Nữ zu besuchen. Âu Cơ blieb die ganze Zeit allein daheim und wurde darüber auch traurig. Sie machte ihrem Mann oft den Vorwurf, dass er sich nicht um die Kinder kümmere.

Lạc Long Quân erwiderte darauf: „Ich gehöre zum Stamm der Drachen und halte mich gern unter Wasser auf, Du aber gehörst zum Stamm der Bergfeen und bist daher gern an Land. So können wir nicht länger miteinander leben. Ab jetzt trennen wir uns, Du gehst mit fünfzig Kindern in die Berge und ich mit fünfzig Kindern ins Meer, dann ist alles gut.“

Von da an waren Lạc Long Quân und Âu Cơ getrennt. Der eine Teil der Familie richtete sich sein Leben in den Bergen ein, der andere zog an die Küsten der Meere. So entstanden die Vorfahren des Volkes Lạc-Việt. Der älteste Sohn blieb zurück in Phong-châu und regierte das Land Văn Lang als Urkönig Hùng Vương. Daher bezeichnen Vietnamesen sich als die Nachkommen des Drachen- und Feengeschlechts.


Vietnamesische Sagen und Legenden

Подняться наверх